Chùa Yên Tử - Nơi Tìm Về Chốn An Yên

Nói đến các khu du lịch tâm linh nổi tiếng Quảng Ninh, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay tới chùa Yên Tử. Đây được xem là một công trình quan trọng gìn giữ những nét độc đáo của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Với vẻ đẹp hùng vĩ của núi sông và những hệ thống kiến trúc vô cùng độc đáo, nơi đây đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong lẫn ngoài nước hàng năm.

Chùa Yên Tử

Lịch sử hình thành chùa Yên Tử

Núi Yên Tử được Phật Hoàng Nhân Tông chọn để tu hành sau khi truyền ngôi cho con trai. Tại đây, ông còn là người giảng đạo cho chư tôn, tăng ni. Sau đó một thời gian, Phật Hoàng Nhân Tông quyết tâm xây dựng và thành lập ra Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Yên TửChùa Yên Tử ở đâu?

-          Địa chỉ: thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chùa Yên Tử nằm ở khu vực ranh giới của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang. Không còn là địa điểm tham quan xa lạ đối với nhiều du khách, chùa Yên Tử có tọa độ năm khá cao. Ngôi chùa này cũng chính là núi Yên Tử nằm trên độ cao 1068m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Đông Triều.

Núi Yên Tử còn được biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng với hệ thống các di tích lâu đời. Đến đây, du khách sẽ thấy được một khung cảnh huyền ảo và những đám mây bồng bềnh bao phủ xung quanh giúp bạn giải tỏa nhiều áp lực và căng thẳng trong cuộc sống thường ngày.

Thời gian lý tưởng để đi du lịch chùa Yên Tử

Thời gian có lẽ là một điều mà bao du khách đang thật sự quan tâm khi không biết đi vào khoảng thời gian nào cho hợp lý. Sau đây là 2 khoảng thời gian lý tưởng nhất:

-          Từ mùng 10 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch: Nếu bạn không ngại đông đúc và muốn tham gia các hoạt động thú vị tại chùa. Đây là thời điểm diễn ra lễ hội xuân Yên Tử, nên có khá đông du khách thập phương đến viếng thăm.

-          Sau tháng 3: Nếu bạn muốn tận hưởng không gian yên tĩnh ở chùa Yên Tử thì tốt hơn hết hãy chọn thời gian này nhé. Lúc này du khách sẽ ít hơn tạo cho bạn một cảm giác thoải mái.

Di chuyển lên chùa Yên Tử

Có 2 lựa chọn để bạn di chuyển lên chùa Yên Tử một cách dễ dàng, lưu ý bạn hãy cân nhắc tình hình sức khỏe để lựa chọn phương tiện đi cho phù hợp nhé.

-          Đi bộ lên chùa Yên Tử: Nếu năng lượng của bạn đủ đầy và lại thích đam mê khám phá, vậy thì đừng bỏ qua hình thức di chuyển này nhé. Bởi với đường bộ dài 6km, vừa đi vừa tản bộ ngắm cảnh 2 bên đường, với cánh rừng thông, tán trúc sẽ là bóng mát cho bạn nghỉ chân khi thấy mỏi mệt.

-          Lên chùa Yên Tử bằng cáp treo: Đối với các du khách sức khỏe không được ổn định thì cáp treo là một trong những hình thức di chuyển thật sự tuyệt vời. Chiều dài cáp treo dài hơn 1,2 km và cao khoảng 450m, các du khách sẽ nhanh chóng đến với chùa Yên Tử hơn.

Trải nghiệm gì khi đến chùa Yên Tử

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều du khách đặt ra, đừng lo sau đây sẽ là những điểm không thể bỏ lỡ khi đến với chùa Yên Tử

Thiên Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiên viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tu viện lớn nhất tại Việt Nam và là địa điểm không thể bỏ lỡ khi bạn đặt chân tới đây. Đây là nơi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuất gia thành đạo và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Thiên Viện Trúc Lâm Yên TửSuối Giải Oan

Nghe cái tên chắc bạn cũng đoán được một phần nào đó bí ẩn phía sau con suối này rồi đúng không. Theo nhiều chuyện dân gian kể lại rằng, vì thương xót nhà vua, nên các phi tần đã lên núi xin vua quan lại triều đình, nhưng có dù là ai lên thì cũng bị nhà vua từ chối. Nên các phi tần chỉ đành đắm mình xuống suối tự vẫn. Từ đó Suối Giải Oan trở thành nơi siêu độ cho các phi tần của vua nhà Trần.

Suối Giải OanĐi sâu vào trong là chùa Giải Oan hay con gọi là chùa Hạ, đặt chân tới đây bạn sẽ choáng ngợp với 6 ngọn tháp vững chãi. Một trong số đó dùng để thờ vua Trần Nhân Tông, mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Am Ngọa Vân

Ngôi chùa xây dựng từ thời Trần và đã trải qua nhiều lần trùng tu để có được diện mạo tuyệt đỉnh như hiện nay. Am Ngọa Vân nằm ở độ cao khoảng 500m so với mực nước biển.

Am Ngọa VânCó rất nhiều lượt khách đến với chùa Am Ngọa Vân trên núi Yên Tử hàng năm không chỉ vì phong cảnh đẹp mà nơi đây cũng là nơi dừng chân cuối cùng của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

An Kỳ Sinh và tượng phật Hoàng

Khi đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Tượng Phật Hoàng Trần nhân Tông bề thế ngay trên đỉnh An Kỳ Sinh. Với sức nặng lên tới 138 tấn, cao tới 15m, những bức tượng vẫn được đặt trên núi Yên Tử cho thấy được vẻ hùng vĩ và uy nghiêm.

An kỳ Sinh và Phật HoàngChùa Đồng

Được khánh thành vào năm 2007, chùa Đồng được xây dựng bằng đồng nguyên chất. Nét độc đáo được nhiều người phải công nhận đó chính là được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, mà không phải mạ hay pha tạp chất thêm bất cứ chất liệu nào

Chùa ĐồngCổng trời bia phật

Nằm cách tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông khong xa, cổng trời bia Phật là một trong những địa điểm bạn  không nên bỏ qua khi đi du lịch núi Yên Tử.

Cổng trời bia phậtTham gia lễ hội Yên Tử

Ngoài các địa danh nổi tiếng trên, khi đến đây các du khách có thể tham gia các hoạt động lễ hội Yên Tử. Đây là dịp mà người dân thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ những công lao của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông và cầu cho một năm mới thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Tham gia lễ hội Yên TửNhững món đặc sản của vùng núi Yên Tử

Bên cạnh khám phá những địa điểm lừng danh và các hoạt động lễ hội thì nơi đây còn có những món đặc sản mà du khách phải thưởng thức một lần nhé.

-          Rau dớn

-          Chè lam Yên Tử

-          Măng trúc tươi Yên Tử

-          Rượu mơ Yên Tử

Chùa Yên Tử không chỉ có phong cảnh hùng vĩ, mà còn là nơi linh thiêng nhất hiện nay. Nơi hội tụ đủ non, sông, mây trời, tựa như cõi phật nhân gian nơi đây mang lại cho bạn một không gian thoải mái, thư giãn sau những áp lực cuộc sống. Nhất định bạn phải tham quan chùa Yên Tử một lần đấy nhé.

Các bài viết khác